Tượng Bàn Thờ Thiên Chúa bằng gỗ – tinh hoa điêu khắc Việt Nam

Mô tả

Tượng Bàn Thờ Thiên Chúa bằng gỗ Pơ-mu – tinh hoa điêu khắc Việt Nam. Một Bộ đầy đủ Bàn Thờ Công Giáo và Bàn Thờ Gia Tiên thường sẽ có:

  • Tượng Đức Mẹ Maria bằng gỗ Pơ-mu
  • Thánh Giá Chúa Chuộc Tội bằng gỗ
  • Tượng Thánh Giuse bằng gỗ ( hoặc tượng Thánh bổn mạng của người chủ gia đình bằng gỗ)
  • Bộ bệ (kệ) bàn thờ bằng gỗ
  • Bàn Thờ Gia Tiên (Bàn Thờ Ông Bà Tổ Tiên) bằng gỗ
  • Khung Ảnh bằng gỗ
  • Các phụ kiện đèn gỗ, nến, hoa, ảnh nếu có

Kích Thước Bàn Thờ Thiên Chúa bằng gỗ

Việc chọn kích thước Bàn Thờ Thiên Chúa phụ thuộc chính vào 3 yếu tố:

  • Chiều cao trần nhà:
  • Kích thước phòng khách:
  • Tiềm lực về tài chính:

Tượng Công Giáo bằng gỗ

Tượng Công Giáo bằng gỗ thường được điêu khắc bằng máy gia công CNC (hay còn gọi là máy đục gỗ); một số ít được điêu khắc thủ công từ bàn tay của những người thợ lành nghề; một số tác phẩm khác được điêu khắc từ bàn tay của các nghệ nhân điêu khắc gỗ.

Tượng Công Giáo bằng gỗ ở Châu Âu thường được điêu khắc bởi những loại gỗ mềm, là gỗ rừng trồng, nghệ nhân châu Âu họ hướng tới việc bảo vệ môi trường chung, hạn chế việc chặt phá rừng lấy gỗ quý; tư duy hàng trăm năm nay của những nghệ nhân châu Âu thật đáng quý. Gỗ để điêu khắc Tượng Chúa ở Châu Âu thường là: Gỗ Thông, Gỗ Sồi…. và được vẽ màu rất chi tiết.

Tượng Gỗ Công Giáo ở Việt Nam thường được lựa chọn những loại gỗ quý hiếm, có nguồn gốc từ rừng tự nhiên Việt Nam, hoặc nhập khẩu từ Châu Phi. Gỗ được chọn để điêu khắc Tượng Chúa ở Việt Nam thường là: gỗ lim, gỗ pơ-mu, gỗ hương, gỗ gõ, gỗ bách xanh, …

Bàn Thờ Chúa Bằng Gỗ

 

Bàn Thờ Gia Tiên Bằng gỗ

Về gỗ Pơ – Mu

Gỗ Pơ – mu (Fokienia hodginsii) thuộc họ Hoàng Đàn (Cupressaceae). Gỗ Pơ Mu thuộc nhóm gỗ quý hiếm, những cây lâu năm có thể có đường kính 1,2 mét và cao tới 40 mét. Cây gỗ Pơ-mu thường được phân bố ở các khu rừng ở Việt Nam (dọc dãy Trường Sơn), ở Lào và ở Trung Quốc.

Do giá trị kinh tế rất cao, có những thời điểm giá gỗ Pơ-mu được tính bằng đơn vị Kg (Ki-lo-gram / cân). Cho nên việc khai thác trái phép dẫn tới gỗ pơ mu có nguy cơ tuyệt chủng. Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006, gỗ Pơ Mu thuộc nhóm IIA (2A) là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, còn lại số lượng ít và có giá trị cao; buộc hạn chế khai thác, sử dụng theo mục đích thương mại. Những đơn vị khai thác và sử dụng gỗ Pơ-mu phải cần có giấy phép của cơ quan chức năng.

  • Gỗ Pơ-mu có vân đẹp, mùi hương nhẹ nhàng.
  • Tượng Gỗ Pơ-mu nhẹ, cứng và dễ đánh bóng, làm mịn bề mặt.

 

Share